Dù không quá nguy hiểm, nhưng rôm sảy lại làm bé ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc, khiến cho cả bé và mẹ đều mệt mỏi. Do đó, khi phát hiện thấy rôm sảy xuất hiện trên da bé, mẹ nên điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con yêu.
Dưới đây là một sốmẹo trị rôm sảy rất hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo:
1. Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá chè xanh
Trong lá chè xanh có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn , chống được phóng xạ… giúp tạo thành một lớp màng bao bọc , che chở cho bé khỏi những ảnh hưởng từ những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên không nên tắm quá nhiều lần vì da bé rất nhạy cảm.
2. Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá dâu tằm
– Rửa sạch 20gr lá dâu tằm, dùng túi vải bọc lại rồi đun sôi với khoảng 5 lít nước. Chờ nước nguội bớt thì tắm cho bé. Sau khi lau khô người, thoa thêm vào vùng bị rôm sảy một lớp bột đậu xanh. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
3.Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá khế
4. Trị rôm sảy bằng mướp đắng
5. Trị rôm sảy bằng lá Sài đất
Vậy khi bé bị rôm sẩy thì tắm sữa tắm gì ?
Một số lưu ý để trẻ không bị rôm sẩy
- Không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ, không nên ủ trẻ quá kỹ
- Nên cho trẻ uống nhiều nước mát, nước dừa
- Không để trẻ gãi làm trầy xước các vết rôm sẩy vì dễ gây nhiễm trùng da.
- Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.
- Nên làm sạch không khí và quần áo để trẻ thoải mái vui chơi không lo nấm bệnh
- Sử dụng các loại kem và phấn rôm đảm bảo chất lượng và không nên thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông trẻ, dễ gây rôm sảy hơn.
- Khi nấu nước lá tắm, cần phải ngâm lá thật sạch với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.
- Không tắm lá tươi khi da bé đã bị tổn thương, mưng mủ… lúc này một số loại vi khuẩn từ lá tắm vẫn còn sống và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
- Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu thoáng mát.
- Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.