Công thức cắt liều thuốc thông dụng bao gồm những loại nào? Kết hợp ra sao để đạt được hiệu quả phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên công thức? Để nắm rõ hơn về các công thức cắt liều thông dụng hiện nay, cùng Dược Bảo Phương xem những hướng dẫn chi tiết giúp dược sĩ tự tin khi đứng quầy trong bài viết dưới đây.

1. Công thức cắt liều các bệnh về tuần hoàn não

Triệu chứng các bệnh về tuần hoàn não như rối loạn tiền đình, đau nửa đầu,…

1.1 Rối loạn tiền đình

Triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, không đứng đi được, người nôn nao đau đầu

Điều trị:

  • Các thuốc chống rối loạn tiền đình
  • Tuần hoàn não
  • Bổ thần kinh 3B, Magic B6, B6
  • Giảm đau có thành phần Codein trong paracetamol.

Chú ý: Các thuốc rối loạn tiền đình gồm có:

  • Stugezol 25mg 4viên/2lần
  • Piracetam 400mg 4viên/2lần và 800mg 2viên/2lần
  • Tanganin 500mg 4viên/2lần
  • Caviton 5mg 4viên/2lần

1.2 Bệnh đau nửa đầu

Triệu chứng: đau 1 nửa bên đầu, tê bì 1 bên mặt, uống thuốc giảm đau thông thường không khỏi.
Điều trị:
  • Uống các thuốc giảm đau nửa đầu
  • Giảm đau thông thường
  • Tuần hoàn não
  • Bổ thần kinh

Lưu ý:

  • Ergotamin (Tamik): không dùng cho người bị viêm loét dạ dày, người tăng huyết áp, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Sibelium(Flunarizin), siberizin; dùng cho phụ nữ có thai
  • Siberizin 5mg 2viên/2lần, Sibelium 5mg 2viên/2lần: đối với người từ 65 tuổi trở xuống dùng 10mg = 2viên/2lần/ngày và trên 65 tuổi uống 5mg = 1 viên/ngày.

1.3 Bệnh rối loạn vận mạch não (Đau đay thần kinh)

Triệu chứng: Đau giần giật sau gót gáy, đau lên đỉnh đầu, đau thái dương, mất ngủ,…
Điều trị:
  • Giảm đau
  • Bổ thần kinh
  • Hoạt huyết dưỡng não
  • Tăng oxy (Nootropyl, Piracetam tăng oxy lên não)

1.4 Bệnh đau đầu do thay đổi thời tiết

Điều trị các loại bao gồm: Giảm đau + bổ thần kinh + hoạt huyết dưỡng não

2. Công thức cắt liều các bệnh về xương khớp

2.1 Bệnh viêm đa khớp thấp

Triệu chứng: Đau khớp có tính chất đối xứng, khó vận đọng do cứng khớp vào buổi sáng, thường gặp ở phụ nữ 35 tuổi.
Điều trị:
  • Kháng sinh (Clidamycin 2v/2l, Lincommycin 4v/2l, Penicillin 4v/2l)
  • Chống viêm trong nhóm Phisteroid 2v/2l
  • Giãn cơ, co cơ
  • 3B 2v/2l
  • Vitamin E
  • Dán giảm đau, bôi giảm đau.
Lưu ý:
Meloxicam không dùng cho người viêm loét dạ dày.
Giãn cơ, co cơ: không dùng cho phụ nữ có thai

2.2 Bệnh viêm khớp (xảy ra với mọi đối tượng)

Triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau tại 1 vị trí của khớp, khó cử động, cứng khớp.
Điều trị:
  • Kháng sinh xương khớp
  • Chống viêm Phisteroid
  • 3B
  • Vitamin E

2.3 Thoái hóa xương khớp dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C4-5, lưng 4-5

Triệu chứng: Đau C4-5, đau lên đầu, chóng mặt mất ngủ, đau lan vai gáy, cánh tay đau nhức, tê buốt không cử động được. Đau L4-5 đau bại 2 bên hông, đau lan xuống 2 bên chân, khó cử động, nặng có thể bị bại liệt.

Điều trị:

  • Chống viêm giảm đau Phisteroid
  • Glucosamin (Glucosamin + Chondroitin)
  • Canxi
  • Giãn cơ co cơ
  • 3B
  • Dán giảm đau hoặc bôi
  • Vitamin E.

Chú ý: Glucosamin không dùng cho Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.

2.4 Chấn thương do va đập gây bầm tím, sưng phù nề

Điều trị:
  • Giảm đau nhóm sương khớp (chống viêm giảm đau Phisteroid )
  • Các thuốc giảm sưng phù nề (Tan huyết PH, Opzen)
  • Giãn cơ, co cơ
  • 3B
  • Vitamin E.

2.5 Sơ cứu các vết thương chảy máu, mụn nhọt

Điều trị:

  • Rửa bằng oxi già hoặc PVP nếu vết thương bẩn, rắc thuốc đỏ (Rifampicin), băng lại để giảm đau, cầm máu, cho dùng kháng sinh
  • Chống viêm
  • Giảm đau
  • Cầm máu (Trasamin 500mg 4v/2l nếu chảy máu nhiều).

>> Xem thêm: Công thức cắt liều thuốc thông dụng phổ biến hiện nay mà nhà thuốc, quầy thuốc – Phần 1

3. Công thức cắt liều các bệnh về tiêu hóa

3.1. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Triệu chứng: ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, đau quặn bụng, nóng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, nôn ra axid dịch vị vào buổi sáng.

Điều trị:

  • Kháng sinh kết hợp hoặc bộ kid
  • Giảm đau cơ trơn
  • Giảm tiết axid dịch vị
  • Bao viêm loét bằng các bột, gel
  • Ngậm giảm đau cơ trơn
  • Uống các loại thuốc hỗ trợ (chống đầy hơi chướng bụng, hỗ trọ điều trị dạ dày)

3.2 Viêm đại tràng mãn tính

Triệu chứng: đau bụng hạ sườn trái, ăn thức ăn lạ vào bị đi ngoài phân nát, phân sống, mùi khắm.

Điều trị: Kháng sinh đường ruột (kháng sinh kị khí) + giảm đau cơ trơn + men tiêu hóa + B1 + bổ sung chất sơ + các thuốc chữa đại tràng.

3.3 Viêm đại tràng co thắt

Triệu chứng: Đau hạ sườn trái, đi ngoài phân cứng

Điều trị:

  • Uống giảm đau cơ trơn
  • Uống thuốc nhuận tràng
  • Chất sơ
  • Men tiêu hóa
  • Xoa bụng làm mềm phân.

Chú ý: uống nhiều nước, ăn nhiều rau và thường xuyên vận động

3.4 Tiêu chảy do mọi nguyên nhân

Triệu chứng: Đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng

Điều trị:

  • Kháng sinh đường ruột
  • Cầm tiêu chảy
  • Men tiêu hóa
  • Oresol

3.5 Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn

Triệu chứng: miệng nôn, trôn tháo, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, đau quặn bụng.

Điều trị:

  • Giải độc bằng than hoạt tính hoặc bằng đường glucose
  • Kháng sinh đường ruột
  • Giảm đau cơ trơn
  • Cầm tiêu chảy
  • Men tiêu hóa.

4. Công thức cắt liều các bệnh về tiết niệu, sinh dục

4.1. Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang

Triệu chứng: đái dắt, đái buốt, đái đục, đái máu hồng, đau quặn bụng, bí tiểu.

Điều trị:

  • Kháng sinh nhóm kị khí, Quinolon (Nanidixic 500mg, Fefloxacin)
  • Giảm đau cơ trơn
  • Sát khuẩn đường tiết niệu (Xanh Methylene)
  • Vitamin C liều cao
  • Trà râu ngô, bông mã đề lợi tiểu.

Chú ý: nếu chảy máu nhiều cho uống thuốc cầm máu: Trasatin 500mg 4viên/2lần

4.2. Rối loạn kinh nguyệt

  • Cao Ích Mẫu (nước, Viên)
  • Phụ Huyết Khang
  • Các viên tránh thai hàng ngày

4.3. Phụ nữ rong kinh

Điều trị: Sắt + Rutin C +Transamin + Điều hòa kinh nguyệt

4.4. Viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung

Triệu chứng: đau bụng dưới, ra khí hư vàng đục xanh như gỉ mũ, hôi tanh khắm, nhầy nhầy

Điều trị:

  • Rửa bằng các thuốc rửa vệ sinh
  • Các thuốc đặt bên trong phần phụ
  • Uống kháng sinh
  • Chống viêm
  • Giảm đau.

4.5. Rối loạn cương dương, yếu sinh lý

Triệu chứng: Rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, suy giảm ham muốn tình dục, không đạt được khoái cảm thực sự sau khi xuất tinh, đau nhức khi quan hệ tình dục là những dấu hiệu của yếu sinh lý là nam giới không nên chủ quan.

Điều trị:

  • Đến khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín
  • Thuốc kê đơn hiệu quả mà các bác sĩ khuyên dùng nhóm sinh lý (Temptcute 100, Kamagra, Maxxsat,…). Hoặc một số thực phẩm chức năng bổ sung (Doctorvit King)
  • Chế độ ăn uống & sinh hoạt khoa học

Những lưu ý khi cắt liều thuốc cho người bệnh

Việc cắt liều thuốc, đối với các dược sĩ là vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự khôi phục thể trạng của người dùng. Mà nó còn thể hiện kinh nghiệm, uy tín của các nhân dược sĩ và nhà thuốc. Vì vậy, khi cắt thuốc cho người bệnh, dược sĩ cần lưu ý những điều sau:

  • Tham khảo thật chi tiết tình trạng sức khỏe của người cần dùng thuốc. Đặc biệt là các vấn đề về tiền sử bệnh. Để có thể đưa ra những loại thuốc phù hợp, hiệu quả nhất. Chỉ nên tập trung cắt đúng liều, đừng cho quá nhiều thuốc dư thừa. Đây cũng là điều các dược sĩ lưu ý.
  • Nhất định phải kiểm tra kỹ lưỡng liều thuốc, tên thuốc và số lượng, trước khi bán thuốc cho khách hàng. Vì không phải ai cũng có chuyên môn biết được những loại thuốc mình chuẩn bị dùng. Để tránh sai sót, ảnh hưởng sức khỏe người dùng cũng như danh tiếng nhà thuốc, các dược sĩ cần lưu ý điều này.
  • Chỉ cắt liều và bán những loại thuốc chất lượng cho khách hàng. Cần xem hạn sử dụng và chỉ định sử dụng kỹ càng trước khi giao thuốc cho người dùng.

Trên đây là công thức cắt liều thuốc thông dụng mà dược sĩ nên biết để tự tin đứng quầy. Hy vọng những thông tin trên từ Dược Bảo Phương hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *