Đau lưng là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người, chủ yếu là người già khi xương khớp đã yếu và gặp ở người trẻ khi lao động, làm việc không đúng tư thế. Dưới đây là một số cây thuốc Đông y dễ tìm có tác dụng chữa đau lưng hiệu quả.
Rễ cây đinh lăng
Đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot.
Cách dùng: Dùng từ 20 – 30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.
Lá lốt thường được dùng trong các món ăn hàng ngày nhưng theo y học cổ truyền lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm được dùng chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay rất hiệu quả
Cách dùng: Lá lốt và lá ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chườm ngày 2 lần để giảm đau lưng.
Ngoài ra, trong Đông y còn có một số cây thuốc khác cũng có tác dụng trị đau lưng tốt như:
Ngải cứu
Thành phần của ngải cứu có tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… chúng đều có khả năng chữa đau dây thần kinh, thấp khớp
Cách dùng: Dùng lá ngải cứu rửa sạch, xào với dấm hoặc rang nóng. Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên. Sau đó nằm ngửa, đặt lưng vào ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp ngải cứu nóng lên thắt lưng.
Lưu ý: Tránh dùng triền miên, dài ngày. Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp, thai sản không nên dùng.
Hoa hồi
Hoa hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm, có nhiều tác dụng như: kích thích bộ máy tiêu hoá, trừ phong, giảm đau, nhức xương, đau lưng, thấp khớp, sai khớp, bong gân…
Cách dùng: lấy 120g hoa hồi ngâm với 0,5 lít rượu nếp, thời gian ngâm càng lâu càng tốt. Đây là loại thuốc xoa bóp hữu hiệu.
Hoặc bột hồi làm thành cao dán dán lên lưng mỗi lần đau cũng có tác dụng giảm đau lưng
Chuối hột
Theo Y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang.
Cách dùng: Dùng chuối hột thái miếng, phơi khô, khoảng 200-300g, giã vụn, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ trong 2-3 tuần lễ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, trước bữa ăn.
Nên dùng rượu trắng hoặc rượu nếp để ngâm với chuối hột, các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán trong rượu.