Chai chân (clavus) là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân
- Hồng hoa, địa cốt bì
Hồng hoa 3g, địa cốt bì 6g, tán bột trộn với dầu vừng và một chút bột mì thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương.
- Ô mai ngâm giấm
Ô mai 30g sấy khô, tán vụn, đem ngâm với 250ml giấm chua trong 2 tuần rồi lấy dịch thuốc bôi vào tổn thương mỗi ngày 3 lần. - Trần bì, cẩu tích, uy linh tiên, địa phu tử, hồng hoa
Trần bì 15g, cẩu tích 30g, uy linh tiên 30g, địa phu tử 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm chân khi còn nóng, mỗi ngày 2 lần. Mỗi thang có thể dùng 3 – 4 lần. - Huyết kiệt
Bột huyết kiệt 5g, bột đá vôi lượng vừa đủ, hai thứ đem hòa với 100ml nước muối đặc thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương, dùng băng y tế cố định trong 24 giờ. Sau đó tháo băng, gỡ bỏ cao thuốc, bóc hết chai rồi dùng mật quạ bôi một lớp mỏng trong 24 giờ. Một nghiên cứu của Trung Quốc tiến hành trên 100 ca đều đạt kết quả tốt.
- Giấy cũ
Giấy cũ nát 30g đem ngâm với 50ml rượu tốt, sau 7 ngày thì dùng được. Trước tiên gọt bỏ lớp sừng dày rồi bôi dịch thuốc, mỗi ngày 2 lần, chừng 7 ngày thì khỏi. - Lô hội
Trước tiên, rửa sạch tổn thương, sát khuẩn bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy lá lô hội tươi thái phiến mỏng đắp lên tổn thương và dùng băng cố định, mỗi ngày thay thuốc 2 lần, làm liên tục cho đến khi khỏi.
- Bột phèn phi, hoàng đan, phác tiêu
Phèn phi 10g, hoàng đan 10g, phác tiêu 10g, ba thứ tán bột, trộn đều. Trước tiên, dùng mũi dao khoét 1 lỗ ở trung tâm tổn thương (chú ý không làm chảy máu), sau đó dùng bột thuốc rắc đầy và cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. - Tỏi tím, hành tươi, giấm chua
Tỏi vỏ tím 1 củ, hành tươi 1 củ, giấm chua vừa đủ. Trước tiên, dùng cồn y tế sát khuẩn rồi lấy dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Tiếp đó, ngâm chân bằng nước muối trong 20 phút (200ml nước chín pha với 5g muối) rồi dùng tỏi và hành giã nát trộn với giấm chua đắp lên tổn thương, cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thông thường 5 – 7 ngày là khỏi. - Rết
Ngô công sống (con rết) 1 con rửa sạch, giã nát đem trộn với 1,5g lưu hoàng rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 – 4 lần là khỏi. Có thể thay lưu hoàng bằng băng phiến 1g. - Ô mai, muối, giấm
Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm lâu năm lượng vừa đủ. Ô mai đem ngâm vào nước muối trong 1 ngày rồi bỏ hạt, giã nát, trộn với giấm thành dạng hồ và đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 lần là khỏi. - Mật quạ
Trước tiên, ngâm chân bằng nước ấm rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy mật quạ bôi lên tổn thương, dùng băng cố định bên ngoài, 3 – 4 ngày thay thuốc 1 lần. - Rết, dầu vừng
Ngô công sống 1 con, dầu vừng lượng vừa đủ. Đem ngô công ngâm vào dầu vừng trong 2 ngày rồi lấy ra giã nát và đắp lên tổn thương, thường sau 1 đêm lớp chai chân sẽ bong ra. - Sáp ong
Lấy 1 miếng sáp ong đắp lên tổn thương rồi dùng băng cố định bên ngoài, thường sau vài ngày lớp chai chân sẽ bong ra, nếu 1 lần chưa có hiệu quả thì làm thêm 1 lần nữa. - Phá cố chỉ, cồn
Lấy 30g phá cố chỉ tán nhỏ đem ngâm với 100ml cồn 95% trong lọ thủy tinh, bịt kín miệng, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 10 ngày thì dùng được. Trước tiên, sát khuẩn tổn thương bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày sao cho không chảy máu là được, tiếp đó dùng bông thấm dịch thuốc đắp lên vùng bị chai, cố định cho đến khi khô thì thôi, mỗi ngày làm 1 lần, thường sau 5 – 7 ngày là khỏi.
Ngoài các biện pháp dân gian các bạn có thể sử dụng viêm da bảo phương. Viêm da bảo phương đặc trị chai chân rất hiệu quả mà không cần đốt bằng laze.
Giá bán lẻ: 45.000 VNĐ / 1 Lọ .
Để tránh mua phải hàng giả hàng nhái quý khách vui lòng tìm đúng địa chỉ nhà phân phối của Dược Bảo Phương.
Dược Bảo Phương
(Theo XaLuan)