Đái tháo đường là một trong số các bệnh mãn tính có tỉ lệ người mắc ngày càng tăng cao và những biến chứng của bệnh mang lại cũng rất nguy hiểm. Một trong số đó phải đề cập đến biến chứng về bệnh thận hay còn được gọi lại bệnh thận đái tháo đường.
Bệnh thận đái tháo đường là gì?
Khi bệnh đái tháo đường lâu ngày làm tổn thương cácvi mạch máu trong thận, từ đó làm protenin thoát ra nước tiểu gây tăng huyếtáp, phù và các tổn thương tại thận tiến triển. Cuối cùng các tổn thương dẫn đến suy thận. Bệnh thận do đái tháo đường gây ra này được gọi là bệnh thận đái tháo đường.
Các biến chứng của đái tháo đường
Tại sao đái tháo đường lại gây bệnh thận?
Thứ nhất, khi người bệnh bị đái tháo đường, đườnghuyết tăng cao kéo dài sẽ gây tăng các chất oxy hóa làm các vi mạch máu ở cầu thận bị tổn thương.
Thứ hai, lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng đường của thận khiến thận phải hoạt động quá mức. Lâu dần, các lỗ lọc to hơn gây thoát protein ra ngoài làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
Nếu không điều trị kịp thời, thận dần xơ hóa và dẫn tới suy thận, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận.
Nguy cơ bị mắc bệnh thận của bệnh nhân đái tháo đường
Theo các thống kế, khoảng 1/3 người bệnh đái tháo đường bị tổn thương thận. Cụ thể:
Với bệnh nhân đái tháo đường typ 1, nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường khoảng 30-35%
Khoảng 10-40% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sẽ bị bệnh thận.
Để một bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng thành bệnh thận đái tháo đường mất khoảng từ 10-15 năm trở ra. Nếu một người bị đái tháo đường không bị bệnh thận đái tháo đường trong vòng 25 năm đầu thì nguy cơbị bệnh thận sẽ giảm xuống.
Biến chứng bệnh thận do đái tháo đường rất nguy hiểm
Dấu hiệu nhận biết bệnh thận đái tháo đường
Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh thận thường rất khó và ở giai đoạn muộn. Giai đoạn đầu, gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chúng ta có thể thấy người mệt mỏi, huyết áp tăng hoặc bàn chân hơi sưng nhẹ, nhưng rất khó nhận thấy và dễ nhầm với những bệnh lý khác. Vì vậy, chỉ có thể nhận biết ra khi làm xét nghiệm nước tiểu.
Khi đến giai đoạn muộn, các dấu hiệu sẽ rầm rộ hơn như:
Nước tiểu có bọt như bọt
Tăng huyết áp
Tăng cân, phù bàn chân, mắt cá chân, mặt
Người mệt mỏi, da xanh xao
Hay tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn
Cách phòng ngừa biến chứng bệnh thận do đái tháo đường
Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến suy thận rất nhanh, vì vậy nên việc phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường là rất quan trọng. Những lời khuyên sau đây có thể giúp người bệnh đái tháo đường phòng ngừa biến chứng bệnh thận.
Duy trì đường huyết và huyết áp ổn định
Cố gắng kiểm soát đường máu ở trong giới hạn cho phép (dưới 7 mmol/l khi đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ).
Giữ huyết áp ổn định dưới 130/80 mmHg.
Khám bác sĩ định kỳ và tuân thủ những liệu pháp điều trị bác sĩ đưa ra.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Hạn chế ăn tinh bột (cơm, bún, miến, ngô, khoai…) và các thực phẩm nhiều đường (Bánh kẹo, hoa quả ngọt…)
Ăn nhạt, hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối: Đồ chế biến sẵn (Xúc xích, snack…), Các món dưa muối, cà muối,…Các loại gia vị (Nước mắn, nước tương, sốt BBQ…)
Tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán, duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học
Có lối sống lành mạnh
Duy trì mức cân nặng lý tưởng
Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích
Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động bơi lội, đạp xe, yoga… hoặc đơn giản chỉ cần đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng.
Đái tháo đường là bệnh mãn tính vì vậy chúng ta cần xác định sống chung với bệnh và duy trì các chỉ số sức khỏe ổn định để hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh thận đái tháo đường.