Mùa hè đang đến với thời tiết oi bức cùng với độ ẩm cao và môi trường nhiều khói bụi là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da phát triển.

Trong các bệnh ngoài da xuất hiện vào mùa hè mà trẻ em thường mắc phải (rôm sảy, nhiễm nấm, phát ban, viêm nang lông, mẩn ngứa, dị ứng…) thì bệnh viêm da do virus là bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề nhất. Đó là bệnh thủy đậu, zona (do virut Varicella zoster gây ra), bệnh herpes (virut Herpes), bệnh tay – chân – miệng ..

Viêm da do Virus ở trẻ em- bệnh nguy hiểm xuất hiện vào mùa hè

Các bệnh trên rất thường gặp nhưng nếu không biết cách phòng và điều trị sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

BỆNH THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em. Bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc, dùng chung quần áo vật dụng cá nhân.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

BỆNH ZONA

Zona thần kinh ở trẻ em khá hiếm gặp, chủ yếu thường khởi phát ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu và đã từng mắc bệnh thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trẻ trước đó có bị thủy đậu hoặc lây nhiễm thủy đậu từ người bệnh Zona thông qua việc tiếp với với mụn nước hoặc các vật dụng cá nhân.

Biểu hiện của bệnh Zona ở trẻ nhỏ là:

-Trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, họng đau dẫn đến biếng ăn.

-Sốt cao từ 38 đến 40 độ.

-Da có dấu hiệu ửng đỏ, dần xuất hiện các nốt mụn nước li ti thành từng mảng trên da ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

-Khi mụn nước khô đóng thành vẩy nến, bong tróc ra ngoài sẽ để lại sẹo trên da, dễ gây nhiễm trùng da và máu.

-Nếu các vết zona xuất hiện ở mũi và trán thì cần cẩn thận, bởi có nguy cơ ảnh hưởng cao đến thị lực của trẻ về sau.

BỆNH HERPES

Bệnh Herpes không chỉ có ở người lớn mà còn có thể xuất hiện ở trẻ em qua con đường tiếp xúc (những người bị nhiễm virus HSV vô tình tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ như thơm vào môi bé thì virus có thể lây truyền cho em bé qua con đường trung gian này)

Nếu bé có những triệu chứng sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng cho bé đi khám và điều trị kịp thời Hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Dễ xuất huyết
  • Xuất hiện những vết loét nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trên da, xung quanh mắt và miệng
  • Thở gấp, da xanh tái
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Vàng da, vàng mắt
  • Không chịu ăn
  • Co giật

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị nhiễm herpes có thể bị shock do các hệ cơ quan trong cơ thể không được tưới máu đủ dẫn đến hôn mê và tử vong. Hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như :Bại não, khuyết tật trí tuệ, động kinh, mất thính lực hoặc thị lực.

BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Tay chân miệng là căn bệnh mới gần đây thường bùng phát thành dịch và gây hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 5 tuổi.

Trẻ em dưới 5 tuổi, đặt biệt là dưới 3 tuổi với sức đề kháng còn non yếu là đối tượng dễ mắc bệnh tay-chân-miệng nhất. Bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày và sau đó sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

-Sốt cao từ 38-39 độ kèm theo các biểu hiện khác như chán ăn, ho, đau bụng, đau bụng, đôi khi còn có triệu chứng nôn.

-Tiếp đó, sau 1-2 ngày trẻ sẽ có triệu chứng loét miệng, trong khoang miệng sẽ xuất hiện nhưng nốt đỏ, đặc biệt là ở quanh lưỡi, lợi và mặt trong của má. Khi những nốt này lớn dần và loét, trẻ sẽ cảm thấy đau và khó nuốt, quấy khóc, bỏ ăn.

Bệnh gây mất nước, bội nhiễm da, nặng hơn có thể gây viêm màng não và viêm não, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Điều trị bệnh ngoài da do virus bằng cách nào ?

Khi có bệnh ngoài da, tuyệt đối không áp dụng bừa bãi các biện pháp dân gian như đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam lên vùng da bị tổn thương. Làm như vậy gây tăng nguy cơ nhiễm trùng da, gây loét, kích ứng da vì làn da của trẻ vẫn còn non nớt.

-Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là Vắc xin thủy đậu.

-Giữ cho da trẻ luôn được thông thoáng bằng cách mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.

-Tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, không nên kiêng tắm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

-Không tắm xà bông, nếu có điều kiện có thể tắm với Gel tắm thảo dược bagnokid, được kiểm định an toàn bởi bộ y tế, thành phần kháng sinh tự nhiên sẽ giúp các nốt thủy đậu nhanh se lại và nhanh khỏi hơn.

-Tuyệt đối không được tự ý bôi các loại thuốc có chứa Corticosteroid (Corticoid) vì nếu dùng lâu dài sẽ gây khô, teo da.

-Đối với bệnh thủy đậu, zona Có thể bôi bôi kem acyclovir 3%, hoặc bôi thuốc Mangoherpin chiết xuất từ lá xoài trong giai đoạn đầu của bệnh. Thuốc Mangoherpin chứa thành phần Mangiferin tinh khiết từ lá xoài có tác dụng ức chế virus không cho virus phát triển trên vùng da thương tổn, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.

Đây là 4 căn bệnh rất dễ lây lan và việc tránh tiếp xúc với người bệnh chính là cách để tránh bệnh và lây lan bệnh tốt nhất. Ngoài ra, cần có những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ như sau:

-Giữ vệ sinh tay chân cho trẻ trong các hoạt động

-Khuyến khích trẻ bị bệnh rửa tay thường xuyên hơn

-Không dùng chung các vật dụng với người bị bệnh

-Luôn giữ vệ sinh nhà cửa, giặt chăn ga gối đệm thường xuyên

-Đối với trẻ bị bệnh, nên cho trẻ nghỉ ở nhà để bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh lây lan sang cho những trẻ khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *