Suy hô hấp có thể xuất hiện do bất thường nào đó tại các yếu tố cấu thành của hệ hô hấp gồm đường dẫn khí, phế nang, tuần hoàn máu đến phổi, khả năng khếch tán qua màng phế nang mao mạch, hoạt động của trung tâm hô hấp, cơ hô hấp, lồng ngực…

Suy hô hấp ở trẻ em

1. Phân loại suy hô hấp ở trẻ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh

Bệnh suy hô hấp ở trẻ là một bệnh do nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra như những khác biệt ở đường hô hấp, tổn thương tại phổi…

Suy hô hấp tại cơ quan hô hấp

Các rối loạn tại đường dẫn khí do trẻ mắc một số bệnh lý khiến tắc ngẽn đường thở như bạch hầu, dị vật đường thở,  viêm thanh quản, hẹp thanh quản, hen phế quản, viêm  tiểu phế quản…

Ngoài ra, loại suy hô hấp tại phổi xảy ra khi trẻ mắc một số tổn thương ở phế nang và mô kẽ phổi gây rối loạn trao đổi khí ở nhu mô phổi như viêm phổi, phù phổi cấp, ARDS, ngạt nước, đụng dập phổi, viêm  phổi kẽ, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, bất thường tại mao mạch phổi…

Loại suy hô hấp do các nguyên nhân ngoài cơ quan hô hấp

Loại suy hô hấp này thường là các tổn thương trung tâm hô hấp như tai biến mạch não, chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, hôn mê chuyển hóa…

Bên cạnh đó, các rối loạn về dẫn truyền thần kinh – cơ như bệnh nhược cơ, H/C Guillain-Barré, viêm đa rễ thần kinh, chấn thương cột sống – tủy sống, hoặc bất thường về lồng ngực như di chứng còi xương, gù vẹo cột sống, gãy xương  sườn, bệnh cơ chuyển hoá, dùng thuốc dãn cơ…cũng dẫn tới hình thành một loại suy hô hấp ở trẻ.

2. Phân loại suy hô hấp ở trẻ căn cứ vào cơ chế bệnh sinh
Suy hô hấp do giảm oxy trong máu

Loại này xảy ra do những bất thường trong suốt quá trình trao đổi khí. Lúc này lượng O2 trong máu giảm xuống dưới 60 mmHg (nhỏ hơn 8 kPA). Tuy nhiên lượng CO2 trong máu lúc này bình thường không tăng hoặc có khi hạ.

Suy hô hấp do tăng CO2 trong máu

Loại suy hô hấp do sự tăng khí CO2 bất thường trong máu xảy ra do bất cứ loại gì làm giảm quá trình thông khí, tăng sức cản đường thở làm cacbonic ứ đọng trong hệ thống hô hấp, máu…

Lúc này lượng CO2 tăng lên quá 50mmHg (>6,7kPa), O2 giảm, hoặc bình thường. Loại này là vô cùng nguy hiểm do sự gia tăng sản xuất cacbonic, suy giảm thông khí phổi đều có thể khiến bệnh nhi tử vong.

Phân loại theo các triệu chứng lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhi mà người ta cũng phân chia ra thành ba loại suy hô hấp chính là suy hô hấp cấp độ I, suy hô hấp cấp độ II và suy hô hấp cấp độ III.

Loại thứ nhất là suy hô hấp cấp độ I. Loại này được xác đinh là loại nhẹ nhất, thường là giai đoạn đầu của bệnh suy hô hấp. Biểu hiện của bệnh nhân lúc này là khó thở khi gắng sức.

Loại thứ hai là suy hô hấp cấp độ II. Trường hợp này cũng có thể coi là giai đoạn II của bệnh suy hô hấp ở trẻ. Biểu hiện lâm sàng của trẻ lúc này là khó thở thường xuyên hơn và xuất hiện hiện tượng tím ở môi, đầu ngón tay, chân…

Loại thứ ba là suy hô hấp cấp độ III. Loại này đặc biệt nguy hiểm do dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã tương đối nặng. Các dấu hiệu của trẻ trong giai đoạn này vẫn là khó thở thường xuyên.

Tuy nhiên mật độ các cơn khó thở tăng lên và triệu chứng nguy hiểm hơn. Ngoài các hiện tượng tím toàn thân còn xuất hiện hiện tượng rối loạn nhịp thở.

Suy hô hấp là một căn bệnh rất nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của trẻ do đó cha mẹ cần tìm hiểu thật sâu sắc để có những biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp cho trẻ nhằm tránh mắc phải những biến chứng nguy hiểm hoặc kết quả không mong đợi.

Dược Bảo Phương
(Theo nhatkybe)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *