Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Đối tượng mắc thủy đậu là ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan cao và khá nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.

bé bị thủy đậu nên tắm gì để nhanh khỏi

Mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm.

Khi bé bị thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Thay vào đó cha mẹ nên tắm cho con để tránh bị bội nhiễm.

Ngoài ra, khi bé bị thủy đậu,nếu không được tắm dẫn đến việc người bị ngứa ngáy và lấy tay gãi. Khi trẻ gãi sẽ gây xây xước da và các con vi trùng ở trên da có thể xâm nhập vào máu, cũng có trường hợp tạo mưng mủ ở ngoài da”.

Vậy Bé bị thủy đậu nên tắm gì để nhanh khỏi ?

Nhiều bậc cha mẹ áp dụng phương pháp dân gian là tắm lá thuốc cho bé. Tuy các loại lá thuốc rất tốt để điều trị thủy đậu tuy nhiên lại không đảm bảo sạch 100% rất dễ gây hại cho da bé, do các loại lá do mọc ở bờ bụi, sát mặt đất, bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao.

  • Cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng các loại lá không rõ nguồn gốc để tắm cho trẻ bởi da bé (đặc biệt là trẻ mới sinh) rất yếu và dễ tổn thương, dễ phản ứng và gây nhiễm trùng. Một vết xước cũng có thể để lại sẹo cho bé, chưa kể đến nguy cơ nhiễm trùng máu, các biến chứng vào phổi.
  • Cha mẹ cũng không nên quá tin tưởng vào các loại thuốc tắm gia truyền không rõ nguồn gốc được quảng cáo rầm rộ để tắm cho bé, đã có rất nhiều trường hợp bé bị thủy đậu phải đi cấp cứu do tắm thuốc tắm gia truyền và  bị phỏng và nhiễm trùng nặng. Hậu quả tình trạng bệnh của con nặng hơn và bác sĩ cảnh báo có nguy cơ biến chứng nếu không nhập viện kịp thời.
  • Cha mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng nước ấm, tốt nhất là nước đun sôi để nguội đến khoảng 33-35 độ để tắm cho bé. Nếu nước tắm có pha Gel tắm thảo dược Bagnokid thì sẽ tốt hơn rất nhiều, vì trong gel tắm có thành phần thảo dược giúp kháng khuẩn, giúp da bé được mát mẻ , các nốt thủy đậu cũng se vào và nhanh khỏi hơn.
    Gel tắm Bagnokid đã trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt và được kiểm định bởi bộ y tế nên an toàn tuyệt đối cho bé.

bé bị thủy đậu nên tắm gì để nhanh khỏi

 

  • Lưu ý chỉ nên dùng tay tắm nhẹ nhàng, không được kì cọ quá mạnh.
  • Trước khi tắm cho bé, người tắm bé cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một chiếc chăn mềm khô để thấm người cho bé sau khi tắm để tránh tổn thương các nốt thủy đậu.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé: 

– Diễn biến bệnh 7-10 ngày, nếu không có biến chứng trẻ có thể tự khỏi.

– Nên cho bé đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và mua thuốc điều trị phù hợp

– Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng hạn chế biến chứng. Ăn nhiều bữa, đồ lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, chống lại bệnh tật, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại. Hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin.

– Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn… thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não-màng não.

– Tốt nhất cha mẹ nên cho bé đi tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *