Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng (VMDƯ) lại là căn bệnh không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn kéo theo nhiều biến chứng phức tạp như viêm họng, viêm tai giữa, polyp mũi và viêm xoang mạn tính.

triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

Thế nào là viêm mũi dị ứng?

VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng khiến lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm quá mức, dễ bị kích ứng bởi các chất dễ gây dị ứng như khói bụi, lông vũ, nấm mốc, phấn hoa, mùi khó chịu, không khí lạnh…Tuy nhiên, khác với các bệnh viêm mũi khác, triệu chứng tái diễn của VMDƯ thường không có quy luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây di ứng) thì bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện.

Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng không phải do vi khuẩn hay viêm nhiễm như bệnh viêm xoang, mà nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Khi bị VMDƯ, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình như nghẹt mũi, chảy mũi, nhức đầu, hắt hơi đi kèm chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, hắt hơi liên tục vào buổi sáng sớm và kéo dài trên 10 ngày. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi xảy ra thường xuyên ở một bên mũi, chảy máu, ù tai, đau đầu, mất khứu giác, sưng mặt…

Các biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Việc ứ đọng dịch tiết do VMDƯ nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.

Khi bị ngạt mũi vì VMDƯ, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh….từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng – thanh quản.

Đặc biệt, viêm nhiễm ở miên mạc mũi và xoang mũi sẽ gây mở vòi nhĩ, vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, gây tắc vòi nhĩ và hình thành viêm tai giữa.

Ngoài ra, ngạt mũi sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Trạng thái ngáy và ngưng thở khi ngủ do bị ngạt mũi sẽ làm chất lượng giấc ngủ kém, gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ.

Những mẹo nhỏ giúp hạn chế viêm mũi dị ứng

VMDƯ là một bệnh khó trị dứt điểm, dễ tái phát, vì vậy các chuyên gia Y dược học cổ truyền khuyên rằng:

– Cần tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách luôn giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn màn, áo gối…. Tránh sử dụng bếp than tổ ong, nuôi súc vật trong nhà để hạn chế VMDƯ.

– Khi tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, khói thuốc lá, hóa chất… phải đeo khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động; cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, châm cứu, tập thể dục thường xuyên…

– Ưu tiên sử dụng thảo dược như  Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung, Thăng ma và Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch.

Có thể kết hợp thảo dược dạng uống với dạng xịt để giúp các mạch máu co lại,  làm thông thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ, thuốc xịt mũi chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi…

Việc kết hợp cùng lúc 2 phương pháp “trong uống, ngoài thoa” sẽ là phác đồ điều trị hiệu quả nhất dành cho tất cả các bệnh nhân bị viêm xoang và VMDƯ.

Dược Bảo Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *