Bắt đầu một dự án kinh doanh nhà thuốc có thể là một bước quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Nhưng để thành công, điều quan trọng nhất là cần phải có một kế hoạch tài chính rõ ràng và hiểu biết về số vốn cần thiết. Vậy, cần bao nhiêu vốn để kinh doanh nhà thuốc? Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.
Vì sao nên mở nhà thuốc, quầy thuốc
Mở nhà thuốc hoặc quầy thuốc là một quyết định kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi ích. Ngành dược phẩm là một ngành có thị trường ổn định và phát triển. Dù có những biến động, nhưng nhu cầu về thuốc và sản phẩm y tế vẫn luôn tồn tại. Đây là một ngành nghề có tiềm năng lợi nhuận cao.
Nhờ vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận, nhà thuốc và quầy thuốc thu hút khách hàng một cách dễ dàng. Hơn nữa, tính chất cộng đồng của các cơ sở này giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Và cùng với cơ hội mở rộng sang các dịch vụ khác, tạo ra cơ sở cho sự phát triển bền vững.
Ngoài việc kinh doanh bán lẻ, mở rộng hoạt động sang các dịch vụ khác. như tư vấn sức khỏe, dịch vụ chăm sóc da và sức khỏe, hoặc bán các sản phẩm y tế phụ trợ cũng là cơ hội phát triển cho nhà thuốc và quầy thuốc.
Cần bao nhiêu vốn để kinh doanh nhà thuốc?
1. Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng khi mở nhà thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm vị trí địa lý, kích thước của cửa hàng, tiện ích khu vực, và điều kiện thị trường.
Trong các khu vực thị trường nhộn nhịp và có nhiều tiện ích, giá thuê mặt bằng thường cao hơn. Mặt khác, các khu vực với mức giá thuê thấp hơn có thể mang lại lợi ích về chi phí. Nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng khách hàng tiềm năng.
Trung bình, chi phí thuê mặt bằng cho một nhà thuốc có thể dao động từ một vài triệu đồng đến một số chục triệu đồng mỗi tháng. Tùy thuộc vào vị trí ở xã, huyện hay tỉnh thành phố sẽ cao hơn. Và kích thước cửa hàng. Để có số liệu chính xác, việc tìm hiểu thị trường địa phương và thương lượng với chủ sở hữu mặt bằng là rất quan trọng.
2. Chi phí nhập hàng
Tổng số vốn khi mở nhà thuốc tỷ lệ sẽ chiếm phần tương đối lớn là vốn nhập hàng. Thường chi phí nhập hàng khi mở nhà thuốc vào khoảng 40%. Khi mới kinh doanh đừng ôm quá nhiều số lương hàng mà bạn cần ưu tiên nhập các loại thuốc thông dụng. Vốn nhập thuốc khoang 60-80 triệu. Tổng chi phí nhập thuốc sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, loại hình sản phẩm và điều kiện thị trường cụ thể. Để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả, việc nắm vững thông tin về chi phí nhập thuốc là rất quan trọng.
>> Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC NHÓM THUỐC CƠ BẢN TRONG NHÀ THUỐC GPP CẦN PHẢI CÓ KHI MỚI MỞ
Vì nhu cầu nhập hàng số lượng ít nhưng lại đa dạng sản phẩm. Thì nên lựa chọn nhập hàng tại đơn vị phân phối thuốc. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu hợp tác.
Một trong những đơn vị uy tín và được nhiều quầy thuốc, nhà thuốc lựa chọn phải kể tới Công ty Dược Bảo Phương. Chúng tôi cung cấp đa dạng các nhóm sản phẩm dược phẩm từ sinh lý, nhóm da liễu, nhóm tiểu đường – huyết áp, nhóm hô hấp…. Đều nhóm cần có trong nhà thuốc.
Phương thức hoạt động uy tín với đầy đủ giấy tờ – chất lượng – giá tốt – giao hàng nhanh. Mang lại lợi ích tối đa lớn nhất cho khách hàng. Hàng luôn sẵn kho, khách hàng có thể mua sản phẩm của Dược Bảo Phương tại nhiều nền tảng. Như website, Zalo OA, Fanpage,…
3. Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sơ vật chất
Thông thường chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tiết kiệm sẽ dao động khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng và các yếu tố khác như vị trí và trang trí cửa hàng.
- Trang thiết bị y tế: Bao gồm các trang thiết bị như tủ lạnh để bảo quản thuốc, tủ kính để trưng bày sản phẩm, cân đo huyết áp, nhiệt kế. Và các thiết bị khác cần thiết cho việc đo và bảo quản thuốc và dụng cụ y tế.
- Bàn ghế và thiết bị văn phòng: Bao gồm các bàn, ghế, tủ, và các thiết bị văn phòng khác. Để quản lý hồ sơ khách hàng, thanh toán và các nhiệm vụ văn phòng khác.
- Hệ thống máy tính và phần mềm: Bao gồm máy tính, máy in, phần mềm quản lý kho hàng. Và hệ thống thanh toán để quản lý kinh doanh và giao dịch bán hàng.
- Tủ kệ và trang trí cửa hàng: Bao gồm tủ kệ để trưng bày sản phẩm, đèn chiếu sáng, bảng hiệu. Và các trang trí khác để tạo không gian mua sắm thuận tiện và thu hút khách hàng.
- Hệ thống an ninh: Bao gồm camera giám sát, hệ thống báo động. Và các biện pháp an ninh khác để bảo vệ cửa hàng và hàng hóa.