Mở quầy thuốc luôn là ước mơ của nhiều dược sĩ. Tuy nhiên với địa điểm xác nhau sẽ có những quy định khác nhau. Bạn cần phải nắm được những địa bàn được cấp phép hoạt động quầy thuốc để không vi phạm pháp luật. Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu điều kiện mở quầy thuốc ở xã – thị trấn bản cập nhật 2024.
1. Tổng quan về Quầy thuốc
Quầy thuốc là từ dùng để chỉ một loại hình kinh doanh bán lẻ thuốc theo khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016. Quầy thuốc đươc phép kinh doanh loại thuốc thuộc nhiều danh mục được phép lưu hành. Bao gồm: Thuốc thiết yếu, thuốc không kê đơn, riêng thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc hạn chế bán lẻ thì phải thực hiến theo quy định của pháp luật tại Điều 34 Luật Dược 2016.
Đối với người phụ trách tại quầy thuốc phụ trách tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề của bệnh nhân. Như hướng dẫn sử dụng thuốc, tác dụng phụ, liều dùng và cách dùng. Nếu thuốc không kê đơn, cần phải hướng dẫn liều dùng bằng cách viết tay lên túi thuốc.
Có mở được quầy thuốc ở xã – thị trấn
Theo quy định về địa bàn hoạt động của quầy thuốc trong Luật Dược. Bao gồm:
- Xã, thị trấn;
- Địa bàn mới được chuyển từ xã, thị trấn lên phường. Trong trường hợp ở đó chưa có một cơ sở bán lẻ thuốc nào đủ phục vụ cho 2.000 người dân thì quầy thuốc có thể được mở mới và hoạt động tối đa là 03 năm tính từ ngày địa bàn được chuyển đổi thành phường.
- Các quầy thuốc không nằm trong địa bàn xã, thị trấn nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trước ngày Nghị định 54/2017/NĐ – CP có hiệu lực (01/7/2017) thì vẫn được phép hoạt động đến khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hết hiệu lực. Nếu trong giấy chứng nhận không đề cập tới thời gian hiệu lực, quầy thuốc được hoạt động không quá 03 năm kể từ 01/7/2017 là ngày Nghị định 54/2017/NĐ – CP được ban hành chính thức.
Trong trường hợp dược sĩ muốn mở quầy thuốc tại xã, thị trấn không thuộc nơi tại hộ khẩu thường trú thì vẫn được. Vì trong luật không quỹ định rõ về việc này.
Điều kiện mở quầy thuốc ở xã – thị trấn là gì?
Điều kiện để mở quầy thuốc ở xã – thị trấn có thể thay đổi tùy theo quy định cụ thể của từng địa phương và quy định pháp luật về kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam.
Một số ưu điểm khi mở quầy thuốc ở xã – thị trấn
Điều kiện mở quầy thuốc ở xã luôn là một trong những vấn đề được các Dược sĩ quan tâm nhất hiện nay. Tại sao lại như vậy? Vì hàng loạt ưu điểm dưới đây:
- Ít cạnh tranh với các quầy thuốc/ nhà thuốc ở thành phố có nhiều tiềm lực kinh tế
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh rẻ hơn
- Tệp khách hàng đông hơn.
Điều kiện mở quầy thuốc ở xã – thị trấn
Về cơ bản cũng được áp dụng như điều kiện mở quầy thuốc ở những nơi khác. Cụ thể hơn, điều kiện mở quầy ở xã, thị trấn đối với:
- Người chịu trách nghiệm chuyên môn: Phải có bằng tốt nghiệp ngành Dược từ trung cấp trở lên. Có kinh nghiệm hành nghề tối thiểu 18 tháng, thực hành thực tế các công việc liên quan về dược ở các cơ sở phù hợp.
- Thủ tục cần có: Chứng chỉ hành nghề y dược. Giấp phép đăng ký kinh doanh. Chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở quầy thuốc chuẩn GPP (không bắt buộc). Và chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
>> Xem thêm: Những kinh nghiệm mở nhà thuốc đầy đủ nhất 2024 cho người mới bắt đầu.
Quyền và nghĩa vụ của quầy thuốc
Quầy thuốc có quyền và nghĩa vụ quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế và dược phẩm cho cộng đồng.
Quyền của quầy thuốc
Quyền Phân Phối Thuốc: Quầy thuốc có quyền phân phối và bán các loại thuốc. Bao gồm các loại thuốc được phép lưu hành và các sản phẩm y tế khác.
Quyền Tư Vấn Y Tế: Quầy thuốc có quyền tư vấn về sử dụng và liều lượng các loại thuốc cho khách hàng. Đảm bảo rằng họ hiểu rõ về cách sử dụng thuốc.
Quyền Bảo Quản Thuốc: Quầy thuốc có quyền bảo quản thuốc một cách an toàn và đảm bảo chất lượng. Bao gồm việc lưu trữ thuốc ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
Quyền Thực Hiện Các Dịch Vụ Y Tế Cơ Bản: Một số quầy thuốc có quyền thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản. Như đo huyết áp, đo đường huyết và tư vấn về sức khỏe.
Quyền Tham Gia Các Chương Trình Y Tế Cộng Đồng: Quầy thuốc có thể tham gia các chương trình y tế cộng đồng. Như chương trình tiêm chủng, tư vấn phòng chống dịch bệnh, các hoạt động y tế khác…
Nghĩa vụ của quầy thuốc:
Nghĩa Vụ Tư Vấn và Hỗ Trợ Khách Hàng: Quầy thuốc có nghĩa vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Nghĩa Vụ Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật: Quầy thuốc phải tuân thủ các quy định và luật lệ về kinh doanh dược phẩm. Như việc đảm bảo chất lượng thuốc và bảo vệ sức khỏe của khách hàng.
Nghĩa Vụ Bảo Quản Thuốc An Toàn: Quầy thuốc có nghĩa vụ bảo quản thuốc một cách an toàn. Và đảm bảo rằng chúng không bị hỏng hoặc ô nhiễm.
Nghĩa Vụ Cung Cấp Thông Tin Chi Tiết: Quầy thuốc phải cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuốc và sản phẩm y tế. Gồm tác dụng phụ, liều lượng, và cách sử dụng.
Nghĩa Vụ Thực Hiện Các Biện Pháp An Toàn: Quầy thuốc phải thực hiện các biện pháp an toàn. Như đeo khẩu trang, sử dụng găng tay và tiệt trùng các bề mặt liên quan đến thuốc để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus.
Trên đây là thông tin về điều kiện Mở quầy thuốc ở xã thị trấn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích tới bạn. Chúc bạn thành công.