Mụn cơm, mụn cóc, sùi mào gà đa phần đều là những bệnh lý ngoài da do virut human papillomavirus (HPV) gây ra. Virus này gây ra một sự tăng trưởng nhanh chóng của các tế bào trên lớp ngoài của da. Chủ yếu là các vùng da dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, như chân, tay, bộ phận sinh dục.
Mụn cóc, mụn cơm, sùi mào gà có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác, thường có thể tái phát nếu không điều trị triệt để. Hãy cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu từng loại bệnh này cụ thể hơn nhé.

I.BỆNH MỤN CƠM – MỤN CÓC

cách trị mụn cơm, mụn cóc

1.Triệu chứng

-Là những nốt sần, nhỏ mọc trên da, có bề mặt sần sùi, không đau, không ngứa.
-Có màu nâu, hồng hoặc vàng nhạt
-Nó có thể xảy ra đơn lẻ hoặc nhiều. Mụn cơm – mụn cóc có thể chảy máu nếu chọc hoặc cắt và thường chứa một hoặc nhiều dấu chấm nhỏ màu đen.
– Đối với mụn cơm, mụn cóc phẳng sẽ có bề mặt nhẵn mịn trơn láng, nhỏ hơn mụn cơm, mụn cóc thường nhưng lại khó chữa hơn và dễ lây lan hơn. Vị trí thường gặp là chân, tay và cả trên mặt.

2.Vị trí thường gặp

-Bàn tay, cánh tay, bàn chân, đầu gối, mặt… và một số vị trí khác

3.Nguyên nhân gây bệnh

-Virut mụn cơm, mụn cóc lây nhiễm từ người này sang người khác.
-Chạm vào mụn cóc, khăn tắm hoặc đối tượng được sử dụng bởi những người có vi rút. Sau 2 – 6 tháng sau khi tiếp xúc với vi rút, mụn cơm, mụn cóc mới phát triển
– Không phải tất cả những người tiếp xúc với HPV phát triển mụn cóc. Những người có hệ thống miễn dịch kém như trẻ em, người nhiễm bệnh HIV-AIDS thường dễ nhiễm bệnh hơn.
-Cắn móng tay cũng có thể khiến mụn cóc, mụn cơm lây lan trên đầu ngón tay và xung quanh móng tay.
-Sờ, cạo nốt mụn cơm, mụn cóc khiến mụn lây lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể.

4.Biến chứng của bệnh mụn cơm mụn cóc

-Gây phiền phức, mất thẩm mỹ
– Lây nhiễm sang người khác.
– Nếu bị ở cơ quan sinh dục có thể bị viêm nhiễm gây hậu quả nặng nề như ung thư, vô sinh.

5.Phương pháp điều trị bệnh mụn cơm mụn cóc

-Điều trị theo phương pháp dân gian
Dân gian thường truyền tai nhau các cách chữa mụn cơm mụn cóc như bôi lá tía tô, nha đam, bôi tỏi hay các cách chữa mẹo. Tuy nhiên hiệu quả không cao đôi khi còn để lại nhiều biến chứng, dẫn đến nhiễm trùng.

-Điều trị theo phương pháp hiện đại
Hiện nay với y học hiện đại, có nhiều cách trị mụn cóc theo phương pháp hoá học, nhanh chóng và không đau đớn như Chấm acid, chấm nitơ lỏng, đốt điện và bôi thuốc dùng ngoài viêm da bảo phương.

6. Cách phòng tránh bệnh mụn cơm, mụn cóc

– Không dùng chung khăn, dao cạo râu, bấm móng tay với người bị mụn cóc
– Không cạo nốt mụn cơm, mụn cóc đến chảy máu, gây lây lan.
– Không cọ sát, tiếp xúc da với người bị mụn cơm, mụn cóc

II.BỆNH SÙI MÀO GÀ

bệnh sùi mào gà

1.Bệnh sùi mào gà là gì ?

Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, hay bệnh mào gà. Sùi mào gà là một trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến hiện nay.
Khoảng 90% sùi mào gà ở cơ quan sinh dục là do típ HPV 6 và 11 gây ra.

2.Vị trí thường gặp

-Sùi mào gà thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, sâu trong âm đạo ở phụ nữ và trên dương vật, cuống dương vật,bao quy đầu ở nam giới.

3.Triệu chứng Bệnh sùi mào gà

– Sùi mào gà sinh dục thường ủ bệnh từ khoảng 2-9 tháng, sau đó sẽ xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh, không gây đau, ngứa, biểu hiện là bề mặt sần sùi, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, đụng vào dễ chảy máu.
– Bệnh có thể phát triển rất lớn ở bệnh nhân đến khám trễ. Đây là bệnh lây qua đường tình dục, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.

4.Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

-Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là do quan hệ tình dục không an toàn. Đối tượng thường mắc bệnh nhiều nhất ở nam giới, do hoạt động mua dâm, quan hệ với nhiều người.
– Những người có sức đề kháng kém, vô tình tiếp xúc với dịch nhầy, mủ, máu hoặc các vết thương hở của người bệnh cũng có thể lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
– Những người mang virut HIV-AIDS, đối tượng chích ma túy có nguy cơ cao nhiễm virut sùi mào gà hơn đối tượng thông thường.
– Virut HPV có thể lây truyền ngay cả khi quan hệ tình dục qua miệng, hậu môn hoặc các tiếp xúc ngoài.

5.Biến chứng của bệnh sùi mào gà

-Bệnh sùi mào gà không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin, làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở cả nam và nữ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Nữ giới bị bệnh sùi mào gà trong thời kì mang thai có thể lây cho thai nhi
Nên điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra bệnh nếu để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng như ung thư tử cung(đối với nữ giới) hay ung thư dương vật(đối với nam giới).

6.Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà:

– Dùng thuốc bên ngoài: Với các nốt sùi mào gà còn nhỏ có thể chấm các dung dịch như dung dịch Axid trichloaxetic 80-90% hoặc dung dịch Podophyllotoxine 20-25% trực tiếp lên vết thương mỗi ngày. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây bỏng da.
– Chữa bệnh sùi mào gà bằng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu như tia laze, áp lạnh, nhiệt điện…
Các phương pháp điều trị sùi mào gà này có thể tiêu diệt được các nốt sùi mào gà mọc sâu bên trong, cho hiệu quả cao nhưng thường gây đau đớn cho người bệnh trong khi thực hiện, dễ để lại sẹo, và thời gian phục hồi lâu.
– Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc Viêm da bảo phương
Thuốc viêm da bảo phương là thuốc bôi ngoài da, giúp tiêu diệt virut HPV khiến nốt sùi mào gà rụng dần đi, tuy nhiên cần phải điều trị kiên trì 3-4 tuần tuỳ vào độ nặng nhẹ của bệnh.

7. Biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà:

– Chung thuỷ một vợ một chồng.
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
– Có một lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao để tăng cường sức để kháng.
– Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.

III.BỆNH MẮT CÁ, CHAI CHÂN

1.Bệnh mắt cá, chai chân là gì ?

bệnh mắt cá chai chân
*Bệnh chai chân là gì ?

Chai chân chính là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng. Triệu chứng: da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.

*Bệnh mắt cá là gì ?

Bệnh mắt cá là một khu sừng trú ngụ thường ở lòng bàn chân, tròn, dày và nhẵn.
Mắt cá hay mọc ở lòng bàn chân, ngón chân, có nhân và gây đau khi ấn vào hoặc đi lại.

2.Nguyên nhân gây bệnh mắt cá chân

– Do dị vật bị cắm vào lòng bàn chân như dằm, đầu đinh… khiến cho vùng da xung quanh bị xơ hoá, hình thành nên mắt cá.
– Cũng có thể do mụn cóc ở lòng bàn chân, một thời gian dài sau khi đi lại, bị đè nén sâu vào bên trong hình thành mắt cá.
– Đi giày chật, làm da phía dưới bàn chân bị ép cũng gây mắt cá.
Bệnh mắt cá bình thường không đau nhưng sẽ đau khi ấn vào hoặc khi đi lại, gây phiền phức khó chịu cho người bệnh, nếu để lâu có thể gây nhiễm trùng.

3.Phương pháp điều trị mắt cá, chai chân

Cũng như đối với mụn cơm mụn cóc, trong dân gian cũng có nhiều cách trị mắt cá chai chân được truyền tai nhau như dùng các loại lá (tía tô, nha đam…) hoặc nhiều mẹo vặt khác. Tuy nhiên lại không đem lại hiệu quả cao.
-Đốt điện, laze : Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng tuy nhiên lại gây đau, khá tốn kém và dễ để lại sẹo.
– Tiểu phẫu :
Phương pháp tiểu phẫu gây tê là dùng dao trích mắt cá ra khỏi lòng bàn chân. Sau khi tiểu phẫu sẽ khâu vết thương lại và, kiêng đi lại trong thời gian hồi phục vì rất dễ bị nhiễm trùng.
-Bôi thuốc viêm da bảo phương: Ngoài tiêu diệt virut gây bệnh mụn cơm, mụn cóc, sùi mào gà, thuốc viêm da bảo phương còn có tác dụng làm mềm lớp sừng và tái tạo mô da, giúp điều trị bệnh mắt cá, chai chân hiệu quả.

4.Phòng tránh bệnh mắt cá, chai chân

– Không đi chân đất để tránh vật nhọn như dằm đâm vào chân
– Khi có dị vật đâm vào chân cần lấy ra ngay tránh để lâu gây nhiễm trùng và biến thành mắt cá.
– Không đi giày quá chật
– Nên trị dứt điểm mụn cóc dưới lòng bàn chân trước khi nó biến chứng thành mắt cá.
Với những thông tin trên đây, Dược Bảo Phương hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các loại bệnh phổ biến ngoài da như mụn cơm, mụn cóc, sùi mào gà, mắt cá chai chân… và giúp bạn lựa chọn được cách điều trị các loại bệnh trên cho mình và người thân.
Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *