Dị ứng xi măng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc , là tình trạng “ăn da” tay, chân do tiếp xúc với xi măng trong khoảng thời gian dài, hoặc do da nhạy cảm. Tình trạng dị ứng di măng có thể chỉ trong vài ngày hoặc kéo dài nếu tiếp xúc với xi măng thường xuyênyu. Đối tượng mắc chứng dị ứng xi măng nhiều nhất là người làm các công việc liên quan đến xây dựng, kĩ sư, thợ hồ…

1.Nguyên nhân gây dị ứng xi măng

Do trong xi măng có chứa hợp chất Crom hóa trị 6, có cơ chế ăn mòn mạnh mẽ khi được hòa tan trong nước, gây ra hiện tượng bào mòn da.

2. Triệu chứng dị ứng xi măng là gì?

Trên bề mặt da, thường là nơi tiếp xúc trực tiếp với xi măng có các tổn thương sau: Ngứa, khô da, da bong vảy, mụn nước, sẩn đỏ, nứt rạn da hoặc sừng hóa, lở loét bội nhiễm, mụn mủ

  • Giai đoạn 1: Sẩn đỏ, mụn nước và ngứa
  • Giai đoạn 2:  Giai đoạn xuất tiết trên nền đỏ, có vẩy tiết, nhẵn da và dày da
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn khô da, bong vẩy, nứt rạn da… thậm chí bội nhiễm, lỡ loét

Vị trí viêm da tiếp xúc với xi măng thường  ở đầu các ngón tay, mu bàn tay, bàn chân… chủ yếu ở nhóm công nhân xây dựng và sản xuất xi măng, thợ hồ. Bệnh có chiều hướng giảm dần khi ngưng tiếp xúc với xi măng.

dị ứng xi măng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

3.Điều trị dị ứng xi măng như thế nào ?

  • Nếu người bệnh ngừng tiếp xúc với xi măng, những triệu chứng này sẽ giảm. Tuy nhiên, do công việc mưu sinh nên bắt buộc phải làm việc trong môi trường có xi măng, vì vậy người lao động cần sử dụng găng tay dày, ủng bảo hộ để ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc xi măng.
  • Song song với việc bảo vệ da khỏi xi măng, người bệnh cần dùng thuốc bôi để điều trị, tránh tình trạng lở loét, sừng hóa, gây ngứa ngáy khó chịu trong sinh hoạt.
  • Các loại thuốc bôi thường được sử dụng như thuốc bôi có corticoit, có chất làm bạt sừng, có thuốc kháng nấm, có thuốc kháng sinh, có thuốc làm mềm da, ẩm da, dưỡng da.
  • Bôi thuốc có thành phần tự nhiên không gây dị ứng như thuốc viêm da bảo phương để hỗ trợ điều trị.
    Công dụng của thuốc là thanh trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, hoạt huyết, điều trị viêm da cấp, mạn tính.Thuốc được chỉ định điều trị cho Bệnh nhân Eczema (chàm), Dysidrose (tổ đỉa), lở loét ngoài da, zona thần kinh, sùi mào gà, mụn rộp (herper), viêm da mạn tính, da chai và sừng hóa, mụn cóc trên da, viêm da tiếp xúc, trong đó có viêm da tiếp xúc do dị ứng xi măng.

    *Hướng dẫn sử dụng và liều lượng

    -Làm sạch khu vực da bị dị ứng xi măng

    -Dùng bông sạch tẩm thuốc, thoa lên vùng da tổn thương.

    – Dùng kiên trì trong vòng 1-2 tuần

    dị ứng xi măng và cách chữa hiệu quả tại nhà

  • Ngoài ra còn có phương pháp Tiêm K – cort, tên khác: Triamcinolon, Sivkort, KafencortThuốc có tác dụng mạnh trong thời gian dài vài tháng, giảm hẳn lở ngứa ở những lần tiêm đầu tiên, nhưng tác dụng giảm dần ở các lần tiêm tiếp theo, từ đó khoảng cách giữa các lần tiêm ngắn dần và tiến tới không có tác dụng nữa. Đồng thời thuốc còn có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như, suy mòn cơ thể, teo cơ, bội nhiễm thêm các nhiễm khuẩn mãn tính khác.
  • Trường hợp bị nặng nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ mới uống thêm thuốc chống dị ứng .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *