Chế độ ăn uống khoa học đối với người tiểu đường sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh những biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin và kích thích tụy tăng tiết insulin. Sau nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố, chúng tôi đưa ra những thực phẩm người tiểu đường nên ăn như sau.
1. Mướp đắng – loại quả phổ biến ở Việt Nam người tiểu đường nên ăn.
Mướp đắng (Momordica charantia) hay còn gọi là khổ qua là loại quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả mướp đắng sần sùi, dài khoảng 15- 20 cm, đường kính 3 -4 cm, có vị đắng khó ăn, tuy vậy lại có nhiều tác dụng không ngờ
Người tiểu đường ăn mướp đắng giúp ổn định và duy trì đường huyết ở mức thấp, tăng khả năng dung nạp đường huyết. Khoa học đã chứng minh, trong mướp đắng có nhiều thành phần tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Chất charantin có trong mướp đắng cho hoạt tính giảm đường huyết cao hơn Tolbutamide, một loại thuốc thông thường điều trị đái tháo đường, với cùng liều dùng. Các nhà khoa học cũng cho biết, chỉ với liều dùng 50 – 60 ml nước ép trái mướp đắng hằng ngày đã cho kết quả lâm sàng tốt.
– Mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như 0,9% protein, 0,1% lipid, 0,2% carbonhydrat, kali, magie, sắt… 1 quả mướp đắng chứa 118 mg vitamin C là chất chống Oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong mướp đắng còn chứa nhiều tiền tố vitamin A, giúp hạn chế các biến chứng của bệnh đái tháo đường : bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể, biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường…
– Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, dùng trong trong trường hợp mụn nhọt, viêm nhiễm…
Những người có bệnh lí về gan, men gan cao, xơ gan, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có thể trạng ốm yếu, suy nhược không nên ăn mướp đắng.
2. Người tiểu đường nên ăn bưởi.
Bưởi đã được chứng minh có khả năng kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người tăng đường huyết, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa tăng huyết áp, mỡ máu xấu.
Thành phần ăn được (các tép bưởi) có chứa: nước (89%), protein (0,5%), lipid (0,4%), đường (9,3%), vitamin B1 ( 0,07mg%),và vitamin C (44mg%). Trong bưởi có nhiều xơ, nhiều nước, nhiều vitamin C và vitamin P , là chất chống oxy hóa hiệu quả, loại bỏ gốc tự do có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Các hợp chất flavonoid (naringin) có tác dụng dược lí mạnh như chống oxy hóa, làm giảm lipid máu.
Trong bưởi chứa nhiều pectin – là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín, giúp cân bằng lượng cholesterol.
3. Gạo lứt – loại gạo người tiểu đường nên ăn
Lớp cùi gạo lứt có chứa tới 120 chất chống oxy hóa như CoQ10, selen, lutein… lớp cùi này có tác dụng kiểm soát glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin ở người tiểu đường tup 1 và typ 2. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt cao hơn so với gạo trắng thông thường đặc biệt là các vitamin nhóm B, protein, crom, chất xơ… Ngoài ra trong gạo lứt còn chứa polyphenol, tocotrienol, là các chất kìm hãm sự sản sinh nhanh các tế bào ung thư…
Trên đây là những thực phẩm được khuyên là tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. việc ăn uống khoa học, lành mạnh kết hợp với tập thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp duy trì và ổn định mức đường huyết mục tiêu, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ mắc các biến chứng bệnh đái tháo đường.