Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc luôn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc mỗi khi mong muốn kinh doanh ngành thuốc bán lẻ. Vậy sự giống và khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc là gì? Cùng Dược Bảo Phương tìm hiểu thật rõ ràng hai khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé.

Các hình thức bán lẻ thuốc

Theo luật Dược số 105/2016/QH14 quy định 04 các hình thức bán lẻ thuốc hiện nay bao gồm:

  • Nhà thuốc
  • Quầy thuốc
  • Tủ thuốc của trạm y tế xã
  • Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Tuy nhiên để nói về độ phổ biến hiện nay, phải nói đến 2 hình thức là nhà thuốc và quầy thuốc.

>> Xem thêm: KINH NGHIỆM MỞ NHÀ THUỐC ĐẦY ĐỦ NHẤT 2024 CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc

1. Điểm chung giữa Quầy thuốc và nhà thuốc là gì?

1.1 Về nghĩa vụ pháp lý

  • Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được. Và được chỉ định đúng loại hình cơ sở kinh doanh phải ghi trong chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được.
  • Báo cáo Bộ Y Tế hoặc Sở Y Tế các nghĩa vụ theo đúng quý định của pháp luật nếu tạm dừng hoạt động từ 6 tháng ở lên hoặc chấm dứt hoạt động.
  • Cập nhật danh sách nếu bổ sung chứng chỉ hành nghề.
  • Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 Quyền lợi/ trách nhiệm

  • Có thể quảng cáo thuốc đúng theo quy định luật pháp.
  • Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
  • Được mở cửa hàng tại địa bàn Huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Mua và bán lẻ thuốc thuộc mục thuốc thiết yếu và thuốc không kê đơn – trừ vacxin
  • Bảo quản thuốc đúng theo điều kiện đã ghi trên nhãn.
  • Chỉ được bán thuốc kê đoan nếu có đơn thuốc

2. Sự khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc.

Tiêu chí

Quầy thuốc

Nhà thuốc

Người phụ trách chuyên môn

Phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (hay chính là bằng dược sỹ).

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng/ trung cấp ngành dược.

Phải có văn bằng chuyên môn là bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (hay chính là bằng dược sỹ)

Địa bàn hoạt động– Xã, thị trấn.

– Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường. Nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc. Và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi.

Được mở tại bất kỳ địa bàn nào.
Quyền lợi– Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược phải chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở.

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

– Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng. Khi và chỉ khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở: vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế. Khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

 

Nghĩa vụ

–  Triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016. Cụ thể như sau:

  • Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc.
  • Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý.
  • Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

– Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh… (Theo khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016)

Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt nhà thuốc và quầy thuốc chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *