Nước ăn chân là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong mùa mưa, lũ, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước.
Bệnh này cũng có thể xem là bệnh nghề nghiệp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi. Tuy không hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và lao động.
Cách điều trị bệnh nước ăn chân có rất nhiều tùy từng người mà phù hợp với cách chữa để mau khỏi hơn:
Lá trầu không: vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã xác nhận trong lá trầu có chất kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm, nên đã dùng nước lá trầu làm thuốc sát khuẩn rửa vết thương, chữa bỏng và lở loét đạt kết quả tốt.
Phèn chua 20g, 100 g hoàng đằng. Phèn chua rang nóng tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch, nút kín. Khi bị “nước ăn chân”, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón bị ngứa loét.
Dấm không chỉ là một chất phụ gia không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà nó còn được sử dụng như một loại “thần dược” vào nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt người ta đã tìm thấy trong thành phần của dấm có những chất có thể “trị” được những loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân. Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
Rượu là một loại đồ uống có hại cho sức khoẻ và bạn luôn được khuyến cáo là nên hạn chế uống rượu để gìn giữ sức khoẻ, tuy nhiên bạn lại có thể sử dụng rượu để chữa bệnh nước ăn chân. Bạn hãy trộn lẫn 1/2 cốc nước với 1 cốc dấm cùng 1 chậu nước ấm nhỏ, và dùng để ngâm chân.
Muối là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương. Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.
Gừng cũng là một “vị thuốc” rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Bạn hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.
Búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.
Nếu đã thử những mẹo vặt nói trên, mà bạn vẫn không thấy tình hình được cải thiện, thì nên đến bác sĩ để khám.