Mùa nóng, phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ dế bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời.
Việc xử lý kịp thời sẽ giúp tránh được những nguy hiểm không đáng có.Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có những cách phòng chống cũng như cứu chữa khi có người bị say nắng, sau nóng.
Say nắng là như thế nào?
Đây là tình trạng thường gặp phải khi lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng nhất là buổi trưa khi trời nắng nóng gay gắt.Say nắng có biểu hiện như say nóng nhưng diễn biến nhanh kèm theo các biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương (mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôm mê…)
Say nắng có nguy hiểm không?
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – khoa cấp cứu, bệnh viên Bạch Mai cho biết say nắng (còn được gọi là sốc nhiệt) có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Người say nắng không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Các biện pháp áp dụng khi gặp trường hợp bị say nắng:
sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39oC là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Vào mùa nắng, thời tiết nóng cần uồng nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi…, mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng, khi phải đi bộ ngoài nắng phải đội nón, mũ.Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.