Bệnh Sùi mào gà do virut HPV gây nên. Bệnh thường lây qua đường tình dục, dùng chung đồ dùng, dụng cụ với bệnh nhân bị sùi mào gà.. Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Vào giai đoạn thai kỳ, cơ thể người phụ nữ thường yếu hơn bình thường, chức năng miễn dịch cũng giảm, là cơ hội tốt để các virut tấn công và virut HPV cũng không ngoại lệ.
Bà bầu bị sùi mào gà có nguy hiểm không?
Nếu chẳng may bị nhiễm sùi mào gà khi đang mang thai, sẽ rất nguy hiểm. Con đường lây nhiễm sùi mào gà qua đường tình dục là thường gặp nhất nhưng cũng có nhiều trường hợp lây qua đường tiếp xúc, dùng chung đồ vật, quần áo với người bị bệnh.
Khi phát hiện bị sùi mào gà khi đang mang thai bạn cần phải điều trị ngay hoặc tìm cách sinh con an toàn nhất. Bởi vì sùi mào gà gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi như:
1.Gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Bệnh nhân bị sùi mào gà dễ gặp những biến chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đại tiện khó khăn, sốt cao… Chưa kể dịch chảy có mùi hôi, khiến chị em không khỏi ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.
2.Gây ảnh hưởng đến tâm lý
Khi bị sùi mào gà, bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, mất ăn mất ngủ, suy nghĩ tiêu cực, khiến thai phụ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, chán nản. Từ đó ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
3.Gây bội nhiễm
Bệnh nhân là thai phụ thì nguy cơ bội nhiễm sẽ cao hơn bình thường bởi lúc này sức đề kháng không được cao.
4.Gây xuất huyết:
Khi bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có xu hướng nặng thêm, lan rộng và sâu thì rất dễ dẫn đến hiện tượng mất máu, đồng thời cản trở quá trình sinh con, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.
5.Thúc đẩy ung thư
Bệnh sùi mào gà khi mang thai là một trong những nhân tố thúc đẩy nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ và hậu môn ở nữ giới.
6.Gây ảnh hưởng đến thai nhi
Khi phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai, trong tử cung cũng sẽ chứa virut HVP rất nguy hiểm và có thể lây trực tiếp sang em bé.
Vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo các bệnh nhân là thai phụ khi bị sùi mào gà thì cần có hướng sinh đẻ phù hợp như sinh mổ.
Vậy bà bầu bị Sùi mào gà phải làm sao ?
Khi phát hiện bị sùi mào gà, mẹ bầu cần bình tĩnh và phải tìm hướng điều trị kịp thời. Dùng thuốc và nơi uy tín để điều trị, tốt nhất là đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị.
Các cách chữa sùi mào gà khi mang thai phổ biến có thể kể đến hiện nay gồm có:
Dùng thuốc bôi:
Để điều trị sùi mào gà khi mang thai có thể sử dụng một số loại thuốc bôi khác nhau như: Dung dịch Podophyllotoxin 20 – 25%, Dung dịch Trichloactic axit, chỉ định cho nốt sùi mào gà nhỏ, mới xuất hiện, không được bôi vào sâu trong cổ tử cung hoặc trong lỗ hậu môn để tránh loét niêm mạc.
Thuốc bôi ngoài còn có Viêm da bảo phương, an toàn và không có tác dụng phụ, tuy nhiên cần phải kiên trì điều trị. Đối với bệnh nhân là thai phụ thì cần an toàn và cũng phải nhanh chóng chữa dứt điểm.
Ngoài ra để có tác dụng nhanh hơn, còn có cách chữa theo phương pháp hiện đại như đốt điện, đốt laser.
*Đặc biệt lưu ý:
– Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà trước khi mang thai thì tốt nhất nên điều trị cho khỏi hẳn rồi mới mang thai.
– Nếu mang thai rồi mới phát hiện bệnh thì nên nhờ sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả và hợp lý.
– Nếu phát hiện muộn gần thời điểm sinh thì nên chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây bệnh cho thai nhi qua cửa mình. Sau khi sinh con nên điều trị ngay trước khi bệnh nặng hơn chữa sẽ rất khó khăn.