Có thể bạn chưa biết, bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, nhiều hơn cả AIDS và các bệnh ung thư. Cácbiến chứng bệnh tiểu đường mạn tính như: bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, và bệnh võng mạc… Tuy nhiên, những biến chứngbệnh tiểu đường cấp tính sau đây có thể gây chết người.

1. Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp: Hạ đường huyết

Biến chứng hạ đường huyết là một trong những biến chứng tiểu đường phổ biến, đó là khi lượng đường trong máu dưới 70 mg / dL hoặc 4 millimoles / lít. Nguyên nhân thường là do tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường,hoặc sau khi tiêm insulin quá liều; uống rượu; ăn kiêng quá mức, bỏ qua bữa ăn; tăng cường tập thể dục, hoạt động thể chất mà không ăn bổ sung thêm hoặc điều chỉnh thuốc uống trên bệnh nhân đã có bệnh đái tháo đường, biểu hiện hay gặp của hạ đường huyết là:
– Đánh trống ngực
– Run rẩy
– Da nhợt nhạt
– Đổ mồ hôi
– Mệt mỏi
– Lo lắng, hồi hộp.
– Đói
– Cáu gắtBỏ qua những triệu chứng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng bắt buộc phải được cấp cứu y tế bao gồm:
– Mất ý thức
– Co giật
– Tử vong

2. Biến chứng bệnh tiểu đường cấp tính nguy hiểm : nhiễm toan ceton do tăng đường huyết

Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc bệnh nhân bị ngừng điều trị insulin, điều trị không đủ insulin trong đái tháo đường typ1. Các bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm bệnh lý cấp tính:viêm phổi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, chấn thương, sử dụng thuốc (corticosteroid, clozapine, cocaine, lithium, terbutaline), dẫn đến đường huyết không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu tăng quá cao ( >20 mmol/l), xuất hiện thể ceton trong máu.

Các dấu hiệu sớm của nhiễm toan ceton bao gồm:

– Nhịp thở nhanh, hơi thở có mùi ceton

– Triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện: rối loạn tri giác, ngủ gà, tổn thương thần kinh trung ương, trạng thái sững sờ, co giật và hôn mê.

– Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy,thở nhanh và sâu.

– Mất nước thể nặng với các biểu hiện da khô, giảm độ chun giãn da, khô các màng niêm mạc, nhãn cầu nhẽo, mạch nhanh, tụt huyết áp hay tình trạng sốc.

– Thường có giảm thân nhiệt (song có thể tăng thân nhiệt khi yếu tố gây mất bù là nhiễm khuẩn hoặc khi có tình trạng mất nước trong tế bào nặng).

Khi xuất hiện những biểu hiện trên, bệnh nhân đã có biến chứng tiểu đường cấp tính, trong vòng 24h cần nhanh chóng đưa người bệnh tới viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân có thể chết vì biến chứng bệnh tiểu đường cấp tính, nhưng nếu biết quản lý kịp thời và đúng cách, họ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và lâu dài. Ngoài việc tuân thủ thuốc, bệnh nhân tiểu đường cần phải thực hiện những thay đổi trong lối sống và tập thói quen ăn uống lành mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *