Mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc đối với mỗi người mẹ nhưng đó cũng là quá trình mẹ bầu gặp phải không ít khó khăn và vất vả, nguy hiểm. Đặc biệt trong trường hợp người mẹ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, khi đó cần phải có một chế độ chăm sóc điều trị phù hợp, vậy Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/hoặc tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Hầu hết sẽ biến mất sau khi mẹ bầu sinh con.
Tại Mỹ cứ 100 người phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ thì có 7 người trong số đó bị tiểu đường thai kỳ. Tại Việt Nam, tỉ lệ Đái tháo đường thai kỳ khoảng 4%. Một số nghiên cứu tại các địa phương khác cho thấy tỉ lệ có thể lên đến 7 – 10%.
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Hầu hết được phát hiện trong các xét nghiệm sàng lọc thai kỳ định kỳ.
Cho đến khi bệnh tiểu đường thai kỳ làm đường huyết trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể cảm thấy khát hơn, cảm thấy đói và ăn nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn.
1. Cơ chế bệnh sinh
Trên người bệnh đái tháo đường thai kỳ, khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose để kiểm tra đường huyết, người ta thấy đáp ứng tiết insulin của tuyến tụy đối với kích thích tăng đường huyết giảm so với phụ nữ không bị đái tháo đường thai kì.
Trong 6 tháng cuối của thời kì mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi, tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi ở trong tử cung mẹ nữa, sự dư thừa insulin làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn thaicuar những người bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non
Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật ( tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết, đái tháo đường thai kì sẽ đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ
– Tuổi thai phụ > 37 tuổi
– Thuộc sắc tộc có nguy cơ ( Ấn Độ, Địa Trung Hải..)
– Béo phì
– Tiền sử gia đình bị đái tháo đường (cha mẹ, anh chị em ruột)
– Tiền sử sinh con to ( cân nặng > 400gam)
– Tiền sử thai chết lưu không rõ nguyên nhân
– Hội chứng buồng trứng đa nang
3. Điều trị đái tháo đường thai kỳ
– Dinh dưỡng hợp lí là nền tảng của điều trị. Kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, sữa đặc, nước ngọt có ga và hạn chế các đồ béo, phủ tạng động vật, xôi, bánh chưng…thay vào đó nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi,chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Điều chỉnh lại thói quen ăn vặt: nên ăn chia làm nhiều bữa nhỏ. Thai phụ cũng được khuyến cáo nên luyện tập từ mức độ nhẹ đến trung bình.
– Nếu dinh dưỡng và luyện tập không đạt mục tiêu, insulin là lựa chọn hàng đầu.
– Nếu có đái tháo đường thai kỳ, sản phụ sẽ được tầm soát bệnh đái tháo đường sau khi sinh khoảng 6 – 12 tuần và tiếp tục theo dõi sau đó ít nhất 3 năm một lần để kịp thời phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
Khi mẹ bầu phát hiện có đái tháo đường thai kỳ, cần đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé sau khi sinh.